Thưa bác sĩ em bị đau núi đôi thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

1 131

Chào bác sĩ! Em tên là Vũ Thị Thanh Hải, năm nay 22 tuổi, chưa kết hôn. Thỉnh thoảng em thấy mình bị đau núi đôi (ở 2 bầu ngực) mà không rõ nguyên nhân tại sao. Cơn đau có lần kéo dài 2-3 ngày, có lần lâu hơn. Khi đau núi đôi thường sưng lên, sau khi hết đau lại mềm trở lại (thường là vào giữa kỳ kinh nguyệt). Em lo lắng, không biết biểu hiện bất thường này có phải là dấu hiệu bệnh ung thư không?. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (T. Hải)

Trả lời:

Bạn T. Hải thân mến!. Những thay đổi bất thường ở ngực thường khiến hầu hết chị em vô cùng lo lắng. Nó có thể có liên quan đến cả sức khỏe sinh sản và nội tiết…

Đau núi đôi là triệu chứng không phải hiếm gặp và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này:

  • Những nguyên nhân đau núi đôi thường gặp ở phụ nữ bao gồm:
    • Thay đổi nội tiết trong các giai đoạn kinh nguyệt, thai nghén, dậy thì, nuôi con bằng sữa mẹ, mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, rụng trứng . . . Sự thay đổi nội tiết có thể ảnh hưởng đến các bộ phận có liên quan trực tiếp như Ngực, âm đạo, buồng trứng. . . (thuộc cơ quan sinh sản). Nếu là do nguyên nhân này thì bạn cũng không cần lo lắng quá. Sau một thời gian, sự cân bằng nội tiết trong cơ thể trở nên ổn định thì các cơn đau cũng tự nhiên biến mất. Trong trường hợp các cơn đau kéo dài, bạn nên đi khám để được điều trị.
    • Xuất phát từ các bệnh lý như bệnh xơ nang vú, viêm vú (ống dẫn sữa bị tắc và nhiễm khuẩn, gây đỏ tấy ngoài da, thường ở phụ nữ cho con bú)… Mô vú bị xơ nang là bệnh thường gặp, làm cho vú có đám cứng và khối u khắp vú nên có xu hướng đau nhiều hơn mỗi khi sắp thấy kinh nguyệt.
    • Ngoài ra, nếu bạn dùng một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ là đau ngực.

 * Chuẩn Đóan đau núi đôi: 

Qua mô tả của bạn, có nhiều khả năng cơn đau xuất hiện vào thời điểm rụng trứng. Lúc này, lượng hoóc-môn estrogen tiết ra nhiều. Nó sẽ kích thích sự tăng trưởng của các tuyến sữa, khiến chúng to ra và gây cảm giác đau.

Cơn đau xảy ra ở cả hai bầu vú nhưng có thể đau nhiều hơn ở một bên. Cơn đau thường ở góc phần tư trên ngoài hơn các phần còn lại. Mức độ đau ở mỗi người là khác nhau và thời điểm đau cũng khác nhau. Tốt nhất, Em nên đi khám sớm để biết chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu thấy kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng sau: tiết dịch ở đầu vú, sưng đau hay có mật độ cứng rắn kéo dài, có mủ hay sốt, xuất hiện cục cứng mới kèm đau và không mất đi sau hành kinh… thì bạn càng nên đi khám sớm. Chúc em có một sức khỏe tốt !

You might also like
1 Comment
  1. binance says

    Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good. https://www.binance.info/pl/join?ref=53551167

Leave A Reply

Your email address will not be published.