Chế độ ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường mà bạn nên biết

0 143

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường bị thu hẹp rất nhiều so với người bình thường. Vào tháng 6/2015 “Hiệp đội Đái tháo đường” Mỹ (ADA) và Châu Âu (EASD) đã khẳng định:

“Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường (tiểu đường)”. Việc điều trị bệnh đái tháo đường (đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý phải phù hợp với:

  • Tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, thói quen ăn uống.
  • Phải kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo.
  • Cần lưu ý đến chỉ sốđường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu.

 Những nguyên tắc cơ bản trong Chế độ ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường

  • Thứ nhất: Cung cấp đủ nước 40ml/cân nặng/ngày.
  • Thứ hai:
    • Ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, hay no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết của mình.
    • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
    • Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ. Không có bất kì một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được.

 Chế độ ăn uống cho người bị bệnh tiểu đường phải có mặt của 4 nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm 1: Thực phẩm cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.
  • Nhóm 2: Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng
  • Nhóm 3: Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
  • Nhóm 4: Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Hoặc ăn rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina… Trong đó tảo spirulina chứa Phenylalanine có tác dụng làm giảm cơn đói đồng thời giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.

 Cách ăn hoa quả đúng cho người tiểu đường

  • Nên ăn ác loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Với nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn… có thể ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.
  • Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường:
    • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
    • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
    • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
    • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân. Bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
    • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
    • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Bên cạnh đó bạn cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ .

Dược sĩ Thu Hương

* Có thể bạn quan tâm:

Biên soạn bởi: Hatali.com.vn – hatali.com.vn

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.