Hé lộ cách nuôi trùn chỉ | nuôi giun cho cá cảnh

0 727

Cùng với sự phát triển của thú vui nuôi cá cảnh, thì cách nuôi Trùn chỉ làm thức ăn cho cá cũng càng trở nên phổ biến. Trùn chỉ là gì? Là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, protein dồi dào. Trùn chỉ thuộc giống giun nước, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, kích thước nhỏ và mảnh như sợi chỉ. Vậy cách nuôi trùn huyết như nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

Những dụng cụ cần chuẩn bị để nuôi trùn chỉ (trùn huyết)

Khay nhựa kích thước khoảng 35cm x 25cm x 10cm được che đậy bằng lưới có màu sẫm hoặc tối màu để tránh ánh sáng và sự xuất hiện của các ấu trùng gây hại.

Cách nuôi trùn chỉ

Trên mặt các khay nhựa đục các lỗ nhỏ đối diện với van nước cấp vào khay để dẫn nước vào khay và giúp nước có thể tràn ra ngoài, xuống bể nuôi. Ngoài việc chuẩn bị dụng cụ thì các yếu tố khác cũng rất quan trọng để cho ra một lứa Trùn chỉ chất lượng, hãy tham khảo thêm 1 vài thông tin thú vị dưới đây nhé!

Tạo môi trường sống thuận lợi để Trùn chỉ phát triển và sinh sản


Trùn chỉ được tập trung sống theo đám thành cục tròn ở trên mặt bùn
Trùn chỉ thường tập trung ở những nơi nguồn nước có nhiều chất hữu cơ như ven sông hoặc các vùng nước thải có dòng chảy. Chúng sống thành từng đám trên bề mặt bùn, nước càng cáu bẩn, phù nhiêu thì Trùn chỉ càng phát triển mạnh. Chỉ cần bạn ghi nhớ yếu tố này thì chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian nuôi loài vật này.

Cách nuôi trùn chỉ tại nhà đơn giản nhất

Như đã giới thiệu ở trên thì Trùn chỉ thích sống ở vùng ao bùn, nơi có dòng chảy chậm. Khoảng thời gian thuận lợi nhất cho sự phát triển và sinh sản của Trùn chỉ là mùa xuân và mùa thu. Thời gian này giúp chúng ta thu hoạch được loài Trùn quế có giá trị dinh dưỡng cao hơn loại bình thường rất nhiều.

Nguồn nước

Nuôi Trùn chỉ tại nhà thì rất đơn giản, nhưng cũng cần chú ý một vài kỹ thuật cơ bản để có hiệu quả mong muốn. Các bạn có thể dùng xô, chậu nhựa ra những nơi ao bùn, sau đó xúc bùn đất cùng với trùn chỉ về và đổ vào khay nhựa hoặc dụng cụ thủy tinh đã chuẩn bị từ trước.

Môi trường sống thuận lợi nhất của Trùn chỉ là nước sông, các bạn có thế lấy nước từ các con sông, kênh, rạch gần nhà hoặc nước giếng khơi. Nếu không có các loại nước đó mà sử dụng nước máy thì nên để nước ra ngoài tự nhiên khoảng 3 – 4 ngày để nước mất đi lượng chất tẩy có trong nước, tránh làm chậm sự phát triển của Trùn chỉ.

Ánh sáng

Hình ảnh giun đỏ (trùn chỉ) cho cá cảnh

Trùn chỉ sau khi thu hoạch

Nếu thời tiết lạnh giá, cần để một miếng vải đỏ ẩm lên trên các dụng cụ để giữ ẩm, tránh hiện tượng nước đóng băng. Ngoài nguồn nước, môi trường sống thì ánh sáng cũng là một điều kiện cần lưu ý khi nuôi trùn chỉ.

Trùn chỉ thường nổi trên bề mặt nước, nên khi nuôi cần chuẩn bị một bề mặt có diện tích tiếp xúc không khí lớn để đảm bảo chúng có thể hô hấp và sinh sản.

Ánh sáng là yếu tố cần thiết để nuôi trùn chỉ. Lưu ý, không được để trùn chỉ nơi tối tăm, thiếu ánh sáng. Bạn nên chuẩn bị một nguồn sáng nhỏ vào ban đêm ví dụ như bóng đèn ngủ thông thường chúng ta hay sử dụng. Vì trùn chỉ rất lười thở trong bóng tối nên nếu không có ánh sáng chúng có thể bị chết.

Thức ăn

Trùn chỉ ăn gì? Về thức ăn của trùn chỉ cũng hết sức đa dạng, các bạn có thể sử dụng mạt cưa, bã mía, vỏ hoa quả có nhiều tinh bột như chuối, táo,… hoặc cám gạo, phù sa hay thậm chí là phân chim bồ câu. Chúng ta có thể tận dụng một số nguồn phế phẩm hằng ngày làm thức ăn cho Trùn chỉ.

Ngoài ra thì bột men ngâm trong nước cũng là một loại thức ăn lý tưởng đối với Trùn chỉ được nuôi tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm soát liều lượng thức ăn cho chúng.

Cách tạo ra nguồn thức ăn phù hợp cho trùn chỉ

Tập tính trong cách nuôi Trùn chỉ là chúng thường hoạt động vào ban đêm. Do kị ánh sáng mạnh nên ban ngày chúng sẽ thu mình ở dưới hang sâu hoặc bên dưới đáy lớp bùn mà chúng sống. Thời điểm đó, chúng sẽ tích cực đào hang để có đất cho vào bụng. Có nghĩa là chúng không hoàn toàn nghỉ ngơi, nhưng thời điểm đi ăn lý tưởng của Trùn chỉ là vào buổi tối. Vậy chúng sẽ ăn những gì ?

Bên trên chúng ta có giới thiệu về nguồn thức ăn đa dạng của trùn chỉ rồi. Việc cung cấp các nguồn thức ăn đó là để tạo ra chất hữu cơ phân hủy, mục nát tạo thành lớp đất mùn giàu dinh dưỡng cho chúng. Như vậy sẽ hấp thụ các dưỡng chất trong đất mùn đó và đào thải các chất cặn bã ra ngoài gọi là phân trùn.

Tập tính ăn đêm cũng giúp chúng tồn tại lâu hơn khi có thể tránh được rất nhiều kẻ thù đi săn mồi khác, bởi nó cũng là một loại thức ăn rất hấp dẫn đối với các loại cua cá khác.

Thông thường ở điều kiện tự nhiên ngoài môi trường thì chúng cũng sẽ bò ra khỏi hang khi trời mưa để kiếm ăn. Bạn thấy đấy, tay làm thì hàm nhai mà, hihi. Còn đối với trùn nuôi tại nhà, bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn cho nó, chúng sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh, mang lại giá trị kinh tế cao ngoài sức mong đợi của bạn.

Một vài lưu ý khi nuôi trùn chỉ

Trùn chỉ sau khi chế biến làm thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho cá
Chúng ta có thể thấy cách nuôi Trùn chỉ khá đơn giản, dễ làm và chi phí thấp. Tuy nhiên do Trùn chỉ phát triển mạnh vào cuối mùa xuân và mùa thu vì vậy bạn cũng nên tìm hiểu về cách sơ chế Trùn chỉ để có thể bảo quản lâu dài hoặc vận chuyển chúng dễ dàng hơn. Bạn có thể thu hoạch Trùn và phơi khô hoặc để đông lạnh để bảo quản.

Vào mùa đông, khi thời tiết không còn thuận lợi đối với sự phát triển của Trùn thì phương pháp thích hợp nhất là không đổ thêm nước vào bể nuôi. Chúng thường giấu mình trong các lớp rêu rong, tảo xanh. Nên nơi có ánh nắng hoặc nhiệt độ thích hợp giúp chúng duy trì sự sống tốt hơn trong mùa đông lạnh giá.

Bên cạnh đó là khi thời tiết trở nên ấm áp vào mùa xuân, nhiệt độ phòng tăng nhẹ, đạt ngưỡng 25 – 28 độ C thì bạn có thể thu hoạch được những con Trùn đỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Trùn chỉ thức ăn chính cho cá

Thức ăn giàu dinh dưỡng, protein phục vụ cho nghề nuôi cá cảnh
Bởi trong Trùn chỉ chứa nhiều protein nên nó trở thành loại thức ăn ưa chuộng đối với cá cảnh, giúp cá phát triển nhanh hơn. Nó là món ăn khoái khẩu của rất nhiều giống cá như: Guppy, Betta, cá ba đuôi, cá vàng,…

Cách sơ chế Trùn chỉ trước khi cho cá ăn

Do Trùn chỉ được nuôi ở những nơi bùn bẩn nên có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho cá. Trùn đỏ là những con sạch, khỏe. Chúng bám với nhau thành cục tròn, dính vào đất. Nếu bạn mua ở cửa hàng thì Trùn có thể đã được sơ chế tương đối đảm bảo.

Ngoài ra khi vừa thu hoạch xong tại nhà, cần có cách bảo quản Trùn chỉ vào khay chứa rồi sục oxy 24/24h để đảm bảo Trùn không bị chết. Qua ngày hôm sau thì bạn tiến hành thay nước mới, để đảm bảo chúng đã được loại bỏ hết các tạp chất bẩn, gây hại cho cá.

Việc nuôi và kinh doanh trùn chỉ cũng là một nghề mang lại thu nhập khá cho người lao động. Hy vọng Hatali.com.vn mang đến những chia sẻ về cách nuôi Trùn chỉ trong bài viết trên sẽ giúp quý độc giả mua bán cá cảnh có được những thông tin hữu ích về loài vật thú vị này. Chúc các bạn thành công!

Nguồn bài viết: https://www.chotot.com/kinh-nghiem/cach-nuoi-trun-chi.html

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.