Đèn bão của Thượng tướng Bùi Phùng

1 284

Đèn bão của Thượng tướng Bùi Phùng – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Đồng chí đã dùng chiếc đèn này để làm việc trên khắp các chiến trường miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

Đèn bão của Thượng tướng Bùi Phùng

Thượng tướng Bùi Phùng, tên thật là Bùi Văn Thận, sinh năm 1920, mất năm 1999. Quê ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi mới 17 tuổi ông đã sớm giác ngộ cách mạng, ông đã bước vào con đường hoạt động, tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Gia Lâm. Mùa hè năm 1964, Bùi Phùng lên đường đi B. Ban đầu ông được bổ nhiệm Cục phó và từ tháng 7 năm 1968 đến tháng 12 năm 1975, ông đảm đương cương vị Cục trưởng Cục Hậu cần B2. Ngay từ ngày đầu vào công tác ở hậu cần B2, ông luôn giữ vững tác phong quần chúng, giản dị, khiêm tốn, sống rất chan hòa với mọi người, nhưng xử lý công việc thì lại rất nghiêm túc. Điều quan tâm nhất của ông là phải bảo đảm cho các chiến sĩ đầy đủ năng lượng để có sức đánh giặc.

Có lần ông đã dùng chiếc đèn bão này đi kiểm tra một kho lương thực ở giữa rừng. Vừa tới nơi thì trời đổ mưa, mưa ngày càng to, gió ngày càng mạnh, làm cho mái nhà kho bị tốc nhiều chỗ. Số người có mặt ở kho lúc đó khoảng một tiểu đội, mọi người đều tất bật chống dột, che chắn cho lương thực. Đồng chí Bùi Phùng và những người cùng đi đã nhanh chóng lao tới cùng di chuyển các bao gạo khỏi chỗ bị dột, nước mưa đang tràn tới, giống như tất cả các chiến sĩ bảo vệ kho. Mãi đến khi ngớt mưa, mọi người mới kịp nhận ra thủ trưởng và thế là chuyện trò rôm rả quên cả mệt. Sau trận “chiến đấu” với mưa gió, ông ở lại dùng bữa cơm cùng với các chiến sĩ. Mưa chưa tạnh hẳn, lũ đổ về ngày càng lớn, nước suối dâng cao, Thủ trưởng Bùi Phùng và những người cùng đi đành ngủ lại. Gọi là ngủ nhưng thật ra họ đã thức gần như trắng đêm, trừ mấy chiến sĩ thay nhau trực ở các chốt canh gác, tất cả số còn lại đều quây quần quanh thủ trưởng nói đủ thứ chuyện trên đời.

Cuộc chiến ngày càng trở nên khẩn trương và quyết liệt, tác chiến liên tục, qui mô ngày càng lớn, nên nhu cầu về vật chất kỹ thuật nói chung và vũ khí nói riêng tăng vọt. Nhớ lời Bác hồ dạy về công tác hậu cần nhân dân, hiểu sâu sắc tiềm lực vựa lúa đồng bằng Nam Bộ, ông chủ động bàn bạc với các đồng chí cấp ủy cơ quan hậu cần B2 và đề xuất nhiều ý tưởng rất táo bạo, cụ thể, nhằm thực hiện hiệu quả nhất sự chỉ đạo của Trung ương Cục và Quân ủy Miền. Cứ mùa thu hoạch đến, hậu cần B2 tung hầu hết cán bộ đến những nơi “có dân, có cơ sở trú chân, có lương thực”, “có thể mua được, có thể vận chuyển được” để tìm cách thu mua càng nhiều càng tốt. Thu mua, rồi tìm cách vận chuyển về các địa bàn chiến lược, thậm chí trong một số trường hợp chưa thể vận chuyển ngay về địa bàn của ta, sẵn sàng gửi vào kho của những đồn điền lớn, ông chủ lớn trong hậu phương quân địch. Đương nhiên, đấy phải là những nơi đáng tin tưởng mà khi cần có thể chở đi. Bởi vậy, nhiều cán bộ hậu cần, thậm trí cả thủ trưởng Bùi Phùng đã từng phải vào vai “nhà tư sản” ra vào Sài Gòn và các vùng Mỹ- ngụy kiểm soát, để điều hành vận chuyển hàng đoàn xe tải chở lương thực và quân trang, quân dụng ra vùng giải phóng. Dù ở cương vị nào và ở đâu ông cũng được cán bộ, chiến sĩ yêu mến. Ông bất chấp mọi gian khổ khó khăn không lùi bước, xông pha vào những nơi nguy hiểm, luôn thể hiện ý chí cách mạng tiến công, bám sát chiến trường. Đồng chí là một trong những cán bộ có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, đặc biệt là đối với ngành Hậu cần Quân đội ta.

Chiếc đèn này đã giúp đồng chí Bùi Phùng làm việc, lãnh đạo, chỉ huy trên khắp các chiến trường cho đến ngày đất nước được thống nhất. Đèn bão hay còn gọi là đèn dầu chống bão, vỏ đèn được làm bằng sắt, bóng đèn có những thanh sắt đỡ rất chắc chắn, đèn bão có tính năng chịu gió mạnh.

Mã QR Code hiện vật:

You might also like
1 Comment
  1. sklep internetowy says

    Wow, fantastic weblog structure! How lengthy have you ever been running a blog for?
    you made blogging glance easy. The total glance of your web site is magnificent, let
    alone the content material! You can see similar here dobry sklep

Leave A Reply

Your email address will not be published.