Trầm cảm sau sinh – Kẻ thù số một của Phụ nữ

0 536

TRẦM CẢM SAU SINH, BẠN PHẢI LÀM GÌ?

Thông thường, các mẹ sẽ trải qua một sự thay đổi lớn về tâm sinh sinh sau khi sinh con. Đó là quãng thời gian khó khăn, sau một thời gian dài với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Vui mừng khi mang thai, trông chờ và lo lắng khi mang thai, hạnh phúc khi đón con chào đời. Lo lắng và áp lực khi chăm con, thiếu sự quan tâm từ gia đình đối với sản phụ sau sinh.

Sau khi sinh, các mẹ thường sẽ trải qua một khoảng thời gian được gọi là baby blues. Thường có biểu hiện như tâm trạng hay cảm giác buồn chán, dễ bị kích động, vui buồn bất chợt. Trạng thái mất ngủ xảy ra, bị đãng trí, vị giác và sở thích ăn uống có thay đổi. Nếu trạng thái này chỉ xảy ra trong vòng vài ngày đầu sau sinh. Hoặc trong vòng 1 tuần thì là bình thường. Nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài hơn 2 tuần, nguy cơ bạn đang mắc bệnh trầm cảm sau sinh là rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Thay đổi nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hocmon tuyến giáp thyroid giảm, làm thay đổi nồng độ hoocmon trong máu. Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán nản, biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh. Sau khi sinh, hệ miễn dịch của sản phụ giảm. Huyết áp có sự thay đổi so với trước kia và cảm giác mệt mỏi xuất hiện. Suy giảm nồng độ hoocmon là những nguyên nhân khiến các chị em phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực. Họ phải trải qua thời kỳ mang thai và sinh con mà chưa có kinh nghiệm nào. Điều gì cũng sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng. Sinh thường và sinh mổ đều khiến họ đau đớn. Thay đổi về trọng lượng khi mang bầu và khi sinh con xong làm họ mất cân bằng. Sau khi sinh, họ cảm thấy tự ti về cơ thể xấu xí của mình sau sinh, tự tạo áp lực khiến bản thân căng thẳng và stress nặng.

Thêm vào đó, phải chăm con nhỏ và nếu không được chồng hoặc người thân san sẻ công việc. Những người thân trong gia đình không thấu hiểu và quan tâm. Những điều đó dễ khiến phụ nữ cảm thấy bị căng thẳng, bị bỏ rơi, cảm giác bị cô độc. Từ đó hình thành ý nghĩ tiêu cực như chính con mình làm mình trở nên như vậy… Dẫn đến những hành động đáng tiếc khi mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh.

Biểu hiện chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ:

Trạng thái buồn chán diễn ra trong vòng 2 tuần và kéo dài hơn với những hiện như sau

– Các cảm giác như không còn cảm thấy yêu con nữa, thay vào đó là cảm giác chán ghét, không thấy thích thú với việc chăm con nữa.

– Không muốn chăm lo cho bản thân

– Cảm giác bản thân không thể làm chủ, lo lắng bạn có thể làm hại con mình

– Bạn luôn cảm giác bất mãn, không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

– Không có động lực sống mạnh mẽ để sống tích cực nữa.

– Cảm thấy bản thân vô dụng

– Cảm giác ăn uống không còn ngon miệng, sút cân hơn so với bình thường

– Ý nghĩ tự sát thường xuất hiện trong đầu.

Phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh:

–  Thông thường sẽ dùng các liệu pháp tâm lý, hooc môn, thuốc chống trầm cảm để điều trị.

–  Phương pháp tốt nhất để không mắc phải chính là phòng ngừa từ trước. Chị em phụ nữ cần tìm hiểu rõ về căn bệnh này, đồng thời cần chuẩn bị sẵng sàng những kiến thức về sinh con và nuôi con để tránh bị bỡ ngỡ khi mang thai, sinh con và nuôi con sau này.

Các mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân và yêu quý chính mình. Sử dụng các liệu pháp yoga hoặc thiền định sẽ giúp chị em cân bằng được tâm sinh lý bản thân. Không cho các cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong đầu. Các liệu pháp yoga hoặc thiền định sẽ hỗ trợ tốt cho việc cân bằng cảm xúc.

Chị em phụ nữ cần chia sẻ với chồng của mình để chồng bạn có thể hiểu rõ hơn về những trường hợp trầm cảm sau sinh. Đồng thời, yêu cầu chồng và người thân giúp cũng như chia sẻ công việc và những áp lực bạn sẽ phải gặp sau khi sinh em bé.

Các mẹ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không ép bản thân làm những điều mình không muốn. Hiện nay có những liệu pháp mat xa dành cho bà bầu giúp cả mẹ và con đều được thư giãn thoải mái.

Điều mà các ông chồng nên biết và căn bệnh Trầm cảm này:

Tâm lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hội chứng trầm cảm đã gây ra biết bao nhiêu trường hợp đáng tiếc trong nhiều gia đình. Các ông chồng và cả những người thân trong gia đình không nên xem nhẹ bệnh lý trầm cảm. Cần yêu thương nhiều hơn, quan tâm và san sẻ những gánh nặng với chị em nhiều hơn. Để phụ nữ luôn cảm thấy được yêu thương và sẽ luôn sống như là chính mình. Sống tích cực và nói không với chứng trầm cảm.

*  Xem thêm các bài viết khác:

Viết bởi: Cỏ Mềm

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.